Học tiếng Đức có khó không? 5 bí kíp hiệu quả thi đỗ B1

Học tiếng Đức có khó không? Đây là câu hỏi tôi nghe được từ rất nhiều người khi bắt đầu tìm hiểu về tiếng Đức. Nhà văn người Mỹ Mark Twain từng cho rằng: “Tôi chưa từng thấy một thứ ngôn ngữ nào mà lầy lội, cẩu thả, phi hệ thống và khó học như ngôn ngữ này“. Tuy nhiên sau gần 20 năm sinh sống ở nước Đức và kinh nghiệm làm việc với các bạn học viên, tôi có thể khẳng định tiếng Đức không hề khó như lời đồn.

Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam mà chúng ta còn vượt qua được thì việc làm chủ tiếng Đức không phải là quá khó đối với chúng ta, những người Việt Nam chăm chỉ, chịu khó và thông minh. Dưới đây là một số lí do giải thích tại sao học tiếng Đức không khó nếu bạn cố gắng, nỗ lực và bonus thêm 5 bí kíp để giúp bạn học tốt tiếng Đức, cầm trong tay tấm bằng B1, điều kiện để học nghề và hoà nhập vào cuộc sống ở đất nước có nền kinh tế lớn nhất châu Âu và đứng thứ 3 (tính đến năm 2023) thế giới này.

Học tiếng đức có khó không? Không, vì nó không nằm trong top 10 ngôn ngữ khó nhất thế giới

Học một ngôn ngữ nói chung và tiếng Đức nói riêng chưa bao giờ là dễ dàng. Điều này đồng nghĩa với việc bạn tiếp cận với một nền văn hoá khác và mở ra cho bạn nhiều cơ hội về học tập và nghề nghiệp. Tuy nhiên, tiếng Đức không nằm trong top 10 ngôn ngữ khó nhất thế giới. Theo trang Sputnik, điều khá bất ngờ là tiếng Việt được xếp hạng là 1 trong 10 ngôn ngữ khó nhất thế giới bên cạnh tiếng Ả Rập, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Phần Lan, tiếng Thái Lan, tiếng Hungary, tiếng Nga và tiếng Iceland. Thế nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm tiếng Đức không phải là ngôn ngữ khó học nữa nhé. Tiếng Việt của chúng ta còn khó hơn nhiều lần với 6 thanh: ngang, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng. Thanh được thể hiện trên chữ viết là dấu thanh (còn gọi là dấu). Một số âm thanh khá khó phát âm, đặc biệt là âm “ngã” và âm “tr”, đòi hỏi người học phải luyện tập để phát âm chính xác và tự nhiên (theo Sputnik). Thế nên giờ bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Học tiếng Đức có khó không” rồi nhé. Tiếng Việt chúng ta còn làm chủ được thì tại sao không học được tiếng Đức.

Học tiếng Đức có khó không? Không, vì nó có rất nhiều cụm từ giống tiếng Anh

Hầu như trong số chúng ta ai cũng đã làm quen với tiếng Anh. Cũng giống như tiếng Anh và tiếng Việt, tiếng Đức sử dụng 26 kí tự của bảng chữ cái Alphabet và ngoài ra còn thêm 4 kí tự đặc biệt là ä, ö, ü, ß. Chính vì thế khi đã quen sử dụng tiếng Việt và tiếng Anh thì bạn sẽ có lợi thế hơn khi học tiếng Đức.

Hơn nữa có khoảng 40% từ vựng tiếng Đức có cách viết, phát âm tương tự với tiếng Anh. Đồng thời, tiếng Đức và tiếng Anh đều cùng thuộc một ngữ hệ, ước tính có tới 80% các cụm từ tiếng Anh thông dụng đều bắt nguồn từ tiếng Đức. Vì thế, nếu đã quen thuộc với tiếng Anh rồi thì việc học tiếng Đức của các bạn sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Dưới đây là một số từ vựng giống nhau giữa tiếng Anh và tiếng Đức, điều này có thể giúp bạn dễ dàng học tiếng Đức hơn:

  1. Telefon (tiếng Đức) – Telephone (tiếng Anh)
  2. Hotel (tiếng Đức) – Hotel (tiếng Anh)
  3. Computer (tiếng Đức) – Computer (tiếng Anh)
  4. Restaurant (tiếng Đức) – Restaurant (tiếng Anh)
  5. Internet (tiếng Đức) – Internet (tiếng Anh)
  6. Pizza (tiếng Đức) – Pizza (tiếng Anh)
  7. Hotel (tiếng Đức) – Hotel (tiếng Anh)
  8. Sport (tiếng Đức) – Sport (tiếng Anh)
  9. Radio (tiếng Đức) – Radio (tiếng Anh)
  10. Team (tiếng Đức) – Team (tiếng Anh)

Việc nhận diện và nhớ từ vựng chung giữa hai ngôn ngữ này có thể là một bước khởi đầu tích cực trong việc học tiếng Đức.

Học tiếng Đức có khó không? Không, vì ngoài những từ dài khó nhớ thì đa số là từ ngắn

hoc-tieng-duc-co-kho-khong-vietduclink-helena.png

Một trong những từ dài nhất trong tiếng Đức là “Donaudampfschiffahrtselektrizitätenhauptbetriebswerkbauunterbeamtengesellschaft”. Tuy nhiên, đây thực sự là một từ được sáng tạo ra chứ không có ý nghĩa thực tế. Từ này được biết đến như là một từ dài nhất trong tiếng Đức và có thể dịch là “Hiệp hội quản lý tư nhân của các quan chức thuộc cơ sở chính điện của hãng tàu hơi nước trên sông Danube”. Theo Duden, từ dài nhất trong từ điển này là Aufmerksamkeitsdefizit-Hyperaktivitätssyndrom (viết tắt là ADHS), bao gồm 44 chữ cái. Tuy nhiên trên thực tế không phải từ nào của tiếng Đức cũng dài như vậy và tiếng Đức cũng có rất nhiều từ vựng ngắn, dễ thuộc. Và mẹo để nhớ các từ kể cả ngắn cả dài là phân tích cấu tạo của chúng.

Ví dụ từ Familienversicherung (bảo hiểm gia đình) gồm hai phần chính: Familien (gia đình) và Versicherung (bảo hiểm). Hai từ đó ghép lại tạo thành nghĩa “bảo hiểm (dành cho) gia đình”. Đa số các từ vựng tiếng Đức đều cấu tạo như vậy. Khi quên nghĩa từ vựng, bạn hãy phân tích cấu tạo của nó, xem từng phần trong đó có nghĩa, sau khi ghép lại, bạn sẽ dễ dàng đoán được nghĩa chính xác của từ đó.

Học tiếng đức có khó không? Không, vì đọc từ vựng tiếng Đức không cần phiên âm như tiếng Anh

Học tiếng Đức có khó không

Khác với tiếng Anh, mỗi từ đều có phiên âm và tuỳ từng trường hợp một từ có thể có cách đọc khác nhau. Mỗi một chữ cái hay cả nhóm chữ tiếng Đức đều được phát âm giống hệt nhau, bất kể chúng đứng ở vị trí nào trong một từ.

Thậm chí khi bạn làm quen với tiếng Đức trong thời gian dài bạn còn có thể “sáng tác” ra cách đọc từ tiếng Đức mà bạn chưa gặp bao giờ một cách chính xác mà người nghe vẫn có thể hiểu. Điều này chứng tỏ phát âm từ vựng tiếng Đức không hề khó chút nào phải không?

Qua những dẫn chứng trên, bạn có thể thấy tiếng Đức không hề khó phải không? Nếu muốn học thì chúng ta sẽ tìm cách để học. Còn nếu không muốn, chúng ta sẽ tìm lí do trong đó có lí do cho rằng học tiếng Đức rất khó để trì hoãn học ngoại ngữ này. Tiếp theo mình sẽ trình bày các bí kíp để nâng cao trình độ tiếng Đức và lấy được chứng chỉ B1 trong thời gian 6 tháng.

Bí kíp 1: Hãy loại bỏ suy nghĩ học tiếng Đức rất khó

Thực tế cho thấy những người luôn có suy nghĩ rằng tiếng Đức rất khó thì luôn học rất vất vả và khó khăn. Tiếng Đức như trình bày ở trên không hề khó như tiếng Trung, tiếng Ả Rập hay thậm chí là tiếng Việt. Thế nên bạn hãy cứ yên tâm mà học nhé. Trong đầu cứ có những định kiến như thế thì tiếng Đức sẽ KHÓ thật nhé.

Bí kíp 2: Hãy học chăm chỉ và dành thời gian cho tiếng Đức nếu bạn muốn làm chủ nó

Học, học nữa, học mãi là chân lý không bao giờ sai. Muốn giỏi một môn học nào đó bạn hãy giành thời gian cho nó. Chỉ cần mỗi ngày bạn dành 2 tiếng học tiếng Đức thì sau 6 tháng bạn sẽ thấy thời gian mỗi ngày bỏ ra cho nó rất xứng đáng đó.

vietduclink-helenanguyen

‘Chỉ cần bạn chăm chỉ và không bao giờ bỏ cuộc, thành công sẽ mỉm cười với bạn’, tỷ phú Michael Bloomberg, ông chủ kiêm sáng lập viên tập đoàn truyền thông khổng lồ Bloomberg luôn đặt ra phương châm này khi làm việc để gặt hái thành công. Thế nên nếu bạn muốn làm chủ tiếng Đức thay vì hỏi người khác câu “học tiếng Đức khó không?” mỗi ngày thì hãy học thật chăm chỉ nhé.

Bí kíp 3: Tải app, phần mềm học tiếng Đức kết hợp làm bài tập tiếng Đức về nghe và đọc hiểu

Tuy nhiêu nếu chỉ chăm chỉ mà không có cách thức học tập đúng cách thì bạn cũng khó đạt được mục tiêu đề ra. Hiện nay Internet rất phát triển và bạn nên tận dụng nguồn tài nguyên vô tận này để nâng cao vốn tiếng Đức của mình. Chắc hẳn những bạn học tiếng Đức rất quen thuộc với các app như Duoling, Busuu, DW Learn German… Chi tiết xem thêm ở đây.

Việc bạn cần làm ngay bây giờ là xem qua nội dung và tải xuống app nào bạn cảm thấy phù hợp nhất. Mình hay dùng Duolingo cải thiện và ôn từ nhưng Busuu cũng rất hiệu quả trong việc phát triển đầy đủ các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và còn được người bản xứ sửa phần nói/viết của mình.

Bí kíp 4: Kết bạn Tandem hoặc tham gia các câu lạc bộ nói tiếng Đức

Tandem là hình thức trao đổi giữa 2 người muốn học ngôn ngữ của nhau. Ví dụ bạn muốn học tiếng Đức bạn sẽ tìm một người Đức muốn học tiếng Việt để học hỏi lẫn nhau. Sau khi tìm được bạn trên Tandem, các bạn có thể tiến hành thống nhất về cách thức học như mỗi tuần gặp nhau mấy tiếng, trao đổi thông qua hình thức nào, mục tiêu mong muốn là gì (đỗ B1, B2…).

Hoặc bạn có thể tham gia các câu lạc bộ nói tiếng Đức và tìm được người bạn tandem của mình. Ngoài những giờ học trên lớp thì đây là cách hiệu quả giúp bạn nâng cao khả năng giao tiếp của mình và giúp bạn đạt điểm tuyệt đối trong kỹ năng NÓI.

Bí kíp 5: Viết luận và nhờ giáo viên hoặc AI sửa

Viết là phần không thể thiếu trong các phần thi lấy chứng chỉ tiếng Đức. Kinh nghiệm để lấy điểm viết luận tuyệt đối của mình là viết theo các chủ đề trong các bài thi mẫu và đưa giáo viên sửa. Giáo viên là những người có kinh nghiệm và kĩ năng nghiệp vụ sư phạm nên sau khi sửa xong bài bạn có thể ghi lại thành 1 bài luận hoàn chỉnh và học những câu, từ vựng trong những bài được sửa, sau đó áp dụng vào những bài luận sắp tới của mình.

Hiện nay AI cũng rất hiệu quả trong việc học ngoại ngữ. Bạn có thể đưa bài cho AI sửa và có thể học thêm được 1 số cấu trúc và từ vựng đắt giá qua bài sửa của AI. Bài thi cũng chỉ là một dạng trong những bài bạn đã luyện nên nếu áp dụng đúng lúc đúng cách bạn sẽ nhận được điểm tuyệt đối cho những cố gắng đã bỏ ra.

Trên đây là một số dẫn chứng cho việc học tiếng Đức không hề khó như bạn tưởng. Giờ đây bạn đã có câu trả lời nếu ai đó hỏi bạn “học tiếng Đức có khó không?” rồi chứ. Đồng thời mình cũng nêu thêm 1 số bí kíp để nâng cao các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết mình đã áp dụng và đã thành công. Để cải thiện tiếng Đức một cách hiệu quả và trả lời “không” cho câu hỏi “học tiếng Đức có khó không?”, hãy xem thêm các phương pháp sau mình đã sử dụng để lấy chứng chỉ tiếng Đức B2.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *